
Một ngày đẹp trời bổng nhiên nhấn nút nguồn máy tính im re trong lúc đang cần vào Vietditru để xem có tin gì mới không thì thiệt là chán. Đem đi sửa ư, tất nhiên rồi nhưng thật là mất công. Thật ra gặp những pan nặng cần đến các trung tâm sửa chữa còn rất nhiều trường hợp trục trặc đơn giản có thể tự khắc phục một cách dễ dàng.
Để nhận diện và đánh giá hư hỏng chúng ta cần xem qua các bước khởi động của máy tính, các bước này luôn thực hiện theo trình tự như vậy.
Các bước khởi động của máy tính: Power on self test - POST
Khi nhấn nút Power nguồn điện sinh hoạt 220v xoay chiều (hay 110v tùy quốc gia) theo bộ nguồn của máy tính qua quá trình biến, lọc và nắn cho ra các dòng điện một chiều có các giá trị như 3v3, 5v, -5v, 12v, -12v để cung cấp cho các linh kiện thiết bị hoạt động.
- Nguồn vào mainboard đến CPU, việc CPU làm đầu tiên là đọc ROM Bios. Rom Bios mang một đoạn chương trình và yêu cầu CPU phải tiến hành thực thi đoạn chương trình này ở mỗi lần khởi động máy. Các công việc tuần tự như sau:
- Kiểm tra thông số tốc độ mà main đưa ra cho CPU chạy.
- Kiểm tra sơ bộ RAM. Có thông báo trên màn hình.
- Kiểm tra các ổ đĩa cứng, CD – DVD Rom. Có thông báo trên màn hình.
- Kiểm tra VGA card.
- Kiểm tra các ngắt IRQ.
- Hiển thị bảng thông báo tóm tắt các thành phần của hệ thống.
- Trao quyền khởi động lại cho hệ điều hành.
Nếu có hư hỏng linh kiện nào thì máy tính ngừng lại không thực hiện bước tiếp theo, tùy theo bước kiểm tra nếu có thể hiện lên màn hình thì màn hình đứng ở dòng testing đó hay có kèm tiếng Bíp báo lổi. Nếu kiểm tra tất cả đều tốt ta nghe có một tiếng bíp báo hiệu quá trình Post thành công và thấy màn hình khởi động của Windows xuất hiện.
Sự cố và cách khắc phục
Các máy tính dạng No name (máy lắp ráp hay tự lắp ráp) rất phổ biến ở Việt nam do giá mềm và cấu hình linh động. Các máy này thường sau 2-3 năm sử dụng bắt đầu xuất hiện những trục trặc nhỏ. Nhiều khi chỉ cần tháo các linh kiện ra gắn lại là chạy được do các tiếp xúc không tốt. Khi nhấn nút nguồn thấy máy im re hoặc quạt nguồn quay, có tiếng bíp lạ nhưng màn hình không lên chúng ta rút dây điện ra, mở case máy tính ra, gắn lại các đầu nối nguồn, HDD, CD-DVD ROM, tháo RAM ra và gắn lại. Cấp nguồn và thử mở lên lại.
Nếu máy vẫn không chạy thì làm tiếp theo các bước dưới đây để xác định hư hỏng.
1. Nhấn nút power mở máy xem quạt nguồn có quay không? Nếu không quay thì kiểm tra bộ nguồn, nếu quay thì làm tiếp bước 2.
- Kiểm tra bộ nguồn: tháo đầu nối nguồn và main ra dùng sợi dây điện nhỏ nối chân có dây màu xanh lá cây và một trong các chân có dây màu đen (thường là như vậy sau này mình sẽ bổ sung hình vẽ và sơ đồ chân để dễ nhận dạng hơn) nếu quạt quay thì nguồn còn hoạt động nếu quạt không quay thì nguồn bị hư hỏng.
2. Tháo hết các linh kiện: RAM, cáp nguồn và data của HDD - CD - DVD, VGA card (nếu máy dùng VGA card rời) chỉ còn CPU gắn trên main thôi. Nhấn nút power nếu không nghe tiếng bíp gì cả, quạt nguồn quay nhưng quạt CPU đứng yên hay quay một chút rồi đứng yên thì main và CPU có vấn đề. Thường thì CPU rất hiếm khi bị hư chủ yếu là do mainboard.
3. Nếu nghe tiếng bíp ngắt quảng và lặp lại hoài thì gắn RAM vào. Nhấn nút nguồn lại nếu vẫn còn tiếng bíp đó thì hư RAM hay gắn không đúng. (Lưu ý: do RAM củ thường bị oxy hóa chân RAM nên ta dùng gôm bút chì để vệ sinh chân RAM). Nếu nghe tiếng bíp có dài ngắn ngắt quảng thì RAM tốt làm tiếp bước 4.
4. Gắn đầu nối HDD, VGA card, cáp nối màn hình, mouse, keyboard vào, nhấn nút power. Nếu màn hình hiển thị xong các dòng kiểm tra IDE và treo luôn không chạy nữa thì VGA card có vấn đề, kiểm tra và thay VGA card.
Một số máy dùng VGA card onboard trên main thì phải đem mainboard đi sửa chữa.
5. Sau khi nghe một tiếng bíp báo hiệu quá trình POST thành công, nếu màn hình khởi động Windows không xuất hiện thay vào đó là vẫn màn hình đen chử trắng. Nhìn phía dưới màn hình có dòng chữ: NO OPERATING SYSTEM hay NON SYSTEM BOOT hay INSERT SYSTEM DISK thì do: Bios không nhận đĩa cứng, đĩa cứng hư, cáp nối đĩa cứng không tiếp xúc tốt, partition chứa hệ điều hành bị hư hay bị virus phá hỏng boot sector. Xem lại các đầu nối HDD, thử Detect HDD trong Bios setup, boot bằng CD-ROM để sửa chữa.
Đến đây nếu các bước trên Ok, sẽ nghe một tiếng bíp và thấy màn hình khởi động của Windows.
Lưu ý: nhiều khi mở máy lên chưa nghe tiếng bíp hoàn tất quá trình POST thì máy treo ở dòng chữ : “cmos checksum error …”yêu cầu nhấn phím F1 để tiếp tục thì do: hỏng pin cmos (pin cmos có tuổi thọ 3-5 năm) – thay pin cmos rồi mà vẫn còn thì do có trục trặc ROM Bios và chip Cmos. Chúng ta flash lại con ROM Bios, nếu không được nữa thì đem mainboard đi sửa chữa. Vì con chíp phụ cmos thường được tích hợp trong chíp cầu nam hàn chết trên mainboard.
Để nhận diện và đánh giá hư hỏng chúng ta cần xem qua các bước khởi động của máy tính, các bước này luôn thực hiện theo trình tự như vậy.
Các bước khởi động của máy tính: Power on self test - POST
Khi nhấn nút Power nguồn điện sinh hoạt 220v xoay chiều (hay 110v tùy quốc gia) theo bộ nguồn của máy tính qua quá trình biến, lọc và nắn cho ra các dòng điện một chiều có các giá trị như 3v3, 5v, -5v, 12v, -12v để cung cấp cho các linh kiện thiết bị hoạt động.
- Nguồn vào mainboard đến CPU, việc CPU làm đầu tiên là đọc ROM Bios. Rom Bios mang một đoạn chương trình và yêu cầu CPU phải tiến hành thực thi đoạn chương trình này ở mỗi lần khởi động máy. Các công việc tuần tự như sau:
- Kiểm tra thông số tốc độ mà main đưa ra cho CPU chạy.
- Kiểm tra sơ bộ RAM. Có thông báo trên màn hình.
- Kiểm tra các ổ đĩa cứng, CD – DVD Rom. Có thông báo trên màn hình.
- Kiểm tra VGA card.
- Kiểm tra các ngắt IRQ.
- Hiển thị bảng thông báo tóm tắt các thành phần của hệ thống.
- Trao quyền khởi động lại cho hệ điều hành.
Nếu có hư hỏng linh kiện nào thì máy tính ngừng lại không thực hiện bước tiếp theo, tùy theo bước kiểm tra nếu có thể hiện lên màn hình thì màn hình đứng ở dòng testing đó hay có kèm tiếng Bíp báo lổi. Nếu kiểm tra tất cả đều tốt ta nghe có một tiếng bíp báo hiệu quá trình Post thành công và thấy màn hình khởi động của Windows xuất hiện.
Sự cố và cách khắc phục
Các máy tính dạng No name (máy lắp ráp hay tự lắp ráp) rất phổ biến ở Việt nam do giá mềm và cấu hình linh động. Các máy này thường sau 2-3 năm sử dụng bắt đầu xuất hiện những trục trặc nhỏ. Nhiều khi chỉ cần tháo các linh kiện ra gắn lại là chạy được do các tiếp xúc không tốt. Khi nhấn nút nguồn thấy máy im re hoặc quạt nguồn quay, có tiếng bíp lạ nhưng màn hình không lên chúng ta rút dây điện ra, mở case máy tính ra, gắn lại các đầu nối nguồn, HDD, CD-DVD ROM, tháo RAM ra và gắn lại. Cấp nguồn và thử mở lên lại.
Nếu máy vẫn không chạy thì làm tiếp theo các bước dưới đây để xác định hư hỏng.
1. Nhấn nút power mở máy xem quạt nguồn có quay không? Nếu không quay thì kiểm tra bộ nguồn, nếu quay thì làm tiếp bước 2.
- Kiểm tra bộ nguồn: tháo đầu nối nguồn và main ra dùng sợi dây điện nhỏ nối chân có dây màu xanh lá cây và một trong các chân có dây màu đen (thường là như vậy sau này mình sẽ bổ sung hình vẽ và sơ đồ chân để dễ nhận dạng hơn) nếu quạt quay thì nguồn còn hoạt động nếu quạt không quay thì nguồn bị hư hỏng.
2. Tháo hết các linh kiện: RAM, cáp nguồn và data của HDD - CD - DVD, VGA card (nếu máy dùng VGA card rời) chỉ còn CPU gắn trên main thôi. Nhấn nút power nếu không nghe tiếng bíp gì cả, quạt nguồn quay nhưng quạt CPU đứng yên hay quay một chút rồi đứng yên thì main và CPU có vấn đề. Thường thì CPU rất hiếm khi bị hư chủ yếu là do mainboard.
3. Nếu nghe tiếng bíp ngắt quảng và lặp lại hoài thì gắn RAM vào. Nhấn nút nguồn lại nếu vẫn còn tiếng bíp đó thì hư RAM hay gắn không đúng. (Lưu ý: do RAM củ thường bị oxy hóa chân RAM nên ta dùng gôm bút chì để vệ sinh chân RAM). Nếu nghe tiếng bíp có dài ngắn ngắt quảng thì RAM tốt làm tiếp bước 4.
4. Gắn đầu nối HDD, VGA card, cáp nối màn hình, mouse, keyboard vào, nhấn nút power. Nếu màn hình hiển thị xong các dòng kiểm tra IDE và treo luôn không chạy nữa thì VGA card có vấn đề, kiểm tra và thay VGA card.
Một số máy dùng VGA card onboard trên main thì phải đem mainboard đi sửa chữa.
5. Sau khi nghe một tiếng bíp báo hiệu quá trình POST thành công, nếu màn hình khởi động Windows không xuất hiện thay vào đó là vẫn màn hình đen chử trắng. Nhìn phía dưới màn hình có dòng chữ: NO OPERATING SYSTEM hay NON SYSTEM BOOT hay INSERT SYSTEM DISK thì do: Bios không nhận đĩa cứng, đĩa cứng hư, cáp nối đĩa cứng không tiếp xúc tốt, partition chứa hệ điều hành bị hư hay bị virus phá hỏng boot sector. Xem lại các đầu nối HDD, thử Detect HDD trong Bios setup, boot bằng CD-ROM để sửa chữa.
Đến đây nếu các bước trên Ok, sẽ nghe một tiếng bíp và thấy màn hình khởi động của Windows.
Lưu ý: nhiều khi mở máy lên chưa nghe tiếng bíp hoàn tất quá trình POST thì máy treo ở dòng chữ : “cmos checksum error …”yêu cầu nhấn phím F1 để tiếp tục thì do: hỏng pin cmos (pin cmos có tuổi thọ 3-5 năm) – thay pin cmos rồi mà vẫn còn thì do có trục trặc ROM Bios và chip Cmos. Chúng ta flash lại con ROM Bios, nếu không được nữa thì đem mainboard đi sửa chữa. Vì con chíp phụ cmos thường được tích hợp trong chíp cầu nam hàn chết trên mainboard.